1. Các bệnh phổi phế quản mãn tính hay gặp.
1.1. Hen phế quản:
1.1.1. Định nghĩa:
Hen phế quản là tình trạng các cơn khó thở do co thắt phế quản gây chít hẹp đường dẫn ôxy vào phổi gây khó thở.
Đây là bệnh khá thường gặp trên thế giới: Ở Anh có 3-4,1% trẻ em bị hen phế quản, ở Việt Nam, vùng nông thôn gặp ở 1% và ở thành thị gặp ở 2% dân số. Trong các bệnh phổi, hen phế quản chiếm 18,7%. Hơn nửa số người bị hen phế quản bị bệnh trước 10 tuổi. Nam giới bị bệnh nhiều hơn nữ giới.
1.1.2. Triệu chứng:
- Ho, hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mắt
- Cảm giác bó, chẹn, đau ở ngực và vai do khó thở
- Khó thở khi thở ra, nghe thấy tiếng rít
- Ho khan, khó khạc đờmPhục hồi chức năng bệnh phổi mãn t ính 7
- Co kéo hõm ức, khoang liên sườn
- Mệt, vã mồ hôi, phải ngồi để thở
- Cơn hen có thể kéo dài vài phút hoặc diễn ra liên tục trong 24 giờ
1.1.3. Biến chứng:
Phụ thuộc nhiều yếu tố, các BC thường gặp:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Giãn phế quản.
- Viêm phổi phế quản tắc nghẽn mãn tính (COPD).
1.1.4. Nguyên tắc chăm sóc và điều trị phục hồi.
- Người bệnh hen bao giờ cũng mệt mỏi, lo lắng nên cần phải có người giúp đỡ, chăm sóc, an ủi để BN yên tâm, tránh bị nhiễm lạnh.
- Điều trị hen phế quản:
+ Cắt cơn hen nhẹ: thuốc giãn phế quãn, thuốc kháng sinh, long đờm và chống dị ứng. Nếu bệnh nhân không đỡ, cần chuyển lên các cơ sở y tế tuyến trên.
+ Chặn cơn hen: Điều trị giải mẫn cảm với chất gây dị ứng. Thuốc xịt chặn cơn (Intal). Mỗi ngày xịt 2 - 3 lần, liên tục trong 3 tháng. Nghỉ 6 tháng lại tiếp tục. Kéo dài trong 3 năm.
- Ngăn ngừa những nguyên nhân gây dị ứng nếu biết.
1.2. Viêm phế quản mãn tính.
1.2.1. Định nghĩa:
Viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm mãn tính niêm mạc phế quản do tăng tiết dịch nhầy gây ho khạc đờm, tắc nghẽn phế quản và rối loạn hô hấp. Những đợt ho khạc đờm kéo dài ít nhất tới 3 tháng trong năm, và ít nhất là 2 năm. (Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới).
Đây là bệnh khá thường gặp ở các nước. Ở Pháp bệnh này chiếm 5% dân số, gặp riêng ở nam giới tới 18%. Ở Việt nam, tình trạng cũng tương tự, 12% bệnh nhân viêm phế quản mãn tính điều trị nội trú tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch mai.
1.2.2. Biểu hiện của viêm phế quản mãn tính:
- Ho và khạc đờm:
• Tổng thời gian ho khạc đờm trên 3 tháng trong 1 năm. Bị ít nhất 2 năm.
• Lúc đầu đờm ít, sau nhiều lên, đờm quánh và dính.
• Về sau ho khan, không có đờm.
- Khó thở:
• Khó thở khi gắng sức: như khi đi bộ, lên cầu thang, mang xách vật nặng...
• Khó thở khi hít thở sâu.
• Những đợt viêm cấp có thể kèm theo sốt.
1.2.3. Biến chứng:
Phụ thuộc nhiều yếu tố, các BC thường gặp:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Giãn phế quản.
- Viêm phổi phế quản tắc nghẽn mãn tính (COPD).
1.2.4. Nguyên tắc chăm sóc và điều trị phục hồi.
- Người bệnh viêm PQ mãn bao giờ cũng mệt mỏi, lo lắng nên cần phải có người giúp đỡ, chăm sóc, an ủi để BN yên tâm, tránh bị nhiễm lạnh.
- Điều trị Viêm phế quản mãn tính: thuốc giãn phế quãn, thuốc kháng sinh, long đờm và chống dị ứng. Nếu bệnh nhân không đỡ, cần chuyển lên các cơ sở y tế tuyến trên.
- Ngăn ngừa những nguyên nhân gây dị ứng nếu biết.
2. Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
- Trong cơn ho, khó thở, bệnh nhân cần có tư thế thoải mái để các cơ được thư giãn: ngồi gập người ra trước, 2 tay để lên bàn giúp dễ thở. Thở ngắn và nhanh, thót bụng.
- Ngay sau cơn: vỗ rung lồng ngực, dẫn lưu tư thế nếu có nhiều đờm dãi.
+ Dẫn lưu tư thế: Một đầu giường kê cao 20 cm; để người bệnh nằm ngửa, đầu thấp, nằm nghiêng bên hoặc nằm sấp tuỳ theo vị trí cần dẫn lưu. Để họ nằm trong 15 phút - 30 phút. Chú ý: nếu người bệnh có cao huyết áp hoặc suy tim thì không được làm dẫn lưu tư thế.
+ Vỗ rung: trong lúc dẫn lưu tư thế hoặc khi người bệnh ngồi dậy hoặc nằm, dùng hai bàn tay khum khum, vỗ nhịp nhàng, đều đặn vào lồng ngực người bệnh. Vỗ rung khiến dịch tiết ở lòng phế nang và phế quản long ra và dễ khạc ra ngoài.
- PHCN ngoài cơn:
+ Tập thở để duy trì chức năng hô hấp: tập thở có tác dụng giãn nở các thuỳ phổi, tập thở cơ hoành. Mỗi động tác nên làm 20 - 30 lần vào các buổi sáng.
Cách tập: Đặt hai tay lên vùng phổi mong muốn được giãn nở. Yêu cầu người bệnh hít sâu một cách đặc biệt để khiến hai tay được di động nhịp nhàng theo nhịp thở.
+ Tăng cường vận động cơ thể: tập thể dục, đi bộ, bơi lội để cải thiện hoạt động tim mạch và hô hấp khi chưa có suy tim và suy hô hấp.
Mình thấy bên benh vien da khoa tinh hung yen cũng có chức năng điều trị bệnh về đường hô hấp... đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu thăm khám chữa bệnh
Trả lờiXóa