Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Phục hồi chức năng người có hành vi xa lạ

Người có hành vi xa lạ hay người bị bệnh tâm thần là người có biểu hiện khác lạ về lời nói, hành vi, nhân cách so với những người bình thuờng. Người có bệnh tâm thần thường không nhận thức được khuyết tật và sự bất thường của mình. Với những người này, khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và làm việc đều giảm sút. Tình trạng bất thường về tâm thần có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau hàng tháng. Người bị bệnh tâm thần đôi khi cũng có những lúc có những biểu hiện bình thường như trước khi mắc bệnh.

PHCN cho người bệnh tâm thần bao gồm các biện pháp y tế, gia đình xã hội và kinh tế.

1. Can thiệp về y tế:

Bao gồm điều trị thuốc và huấn luyện các chức năng sống hàng ngày
- Điều quan trọng là cho người bệnh uống thuốc đủ liều, đủ thời gian dưới sự theo dõi chặt chẽ. Thời gian điều trị thuốc kéo dài tiếp tục sau 2 năm sau khi hết các triệu chứng.
- Những hoạt động sinh hoạt hàng ngày: Những việc làm đều đặn hàng ngày đó giúp cho người bệnh tập trung chú ý vào một việc và giảm thiểu các hành động bất thường. Nhắc nhở nhẹ nhàng người bệnh đi tắm, làm vệ sinh thân thể, chải tóc, thay quần áo... Những người bị nhẹ có thể khuyến khích họ tham gia các công việc nội trợ nhẹ nhàng nhưng cần giám sát và trợ giúp khi cần. Không nên để người bệnh tâm thần làm một việc gì lâu, mà nên nghỉ giải lao thường xuyên hơn.
+ Huấn luyện các chức năng sinh hoạt hàng ngày là cần thiết như chăm sóc vệ sinh, ăn uống vì người bị tâm thần có nhân cách thay đổi, không còn tự chăm sóc được bản thân.
+ Cần huấn luyện cho người khuyết tật tự ăn uống vì họ thường xuyên không ăn uống đúng lúc, ăn những thứ cần thiết để đảm bảo sức khoẻ.
+ Huấn luyện cho họ giữ vệ sinh vì họ thường xuyên bẩn thỉu, lôi thôi do họ không còn biết lo lắng đến việc giữ vệ sinh nữa. Huấn luyện những việc dễ dàng như tắm rửa, đánh răng, chải đầu, rửa tay trước và sau khi ăn, tự đi đại tiểu tiện.
+ Huấn luyện tự mặc quần áo: người có hành vi xa lạ thường mặc những quần áo và trang phục bất thường hoặc quần áo bẩn thỉu. Huấn luyện cho họ trở lại cách ăn mặc như trước lúc bị bệnh.

2. PHCN về lĩnh vực xã hội và gia đình:

- Giải thích cho mọi người trong cộng đồng rõ, thay đổi hành vi là do bệnh chứ không phải do người bệnh cố ý để mọi người trong
cộng đồng quan tâm giúp đỡ người bệnh.
- Gia đình cần phải chấp nhận thay đổi hành vi là hậu quả của bệnh, làm cho họ có cảm giác được yêu thương và là thành viên của gia đình và cộng đồng.
- Cán bộ y tế phải giải thích cho gia đình rõ về bệnh tật, làm sao để gia đình chia sẻ trách nhiệm với cán bộ y tế đối với người bệnh tâm thần.
- Gia đình tiếp tục giành cho họ tình cảm, sự yêu thương, sự quan tâm chăm sóc và phải làm cho người khuyết tật cảm thấy họ thuộc về gia đình và đưa lại cho họ cảm giác được bảo đảm an toàn hơn.

3. PHCN trong lĩnh vực kinh tế

- Thuyết phục bệnh nhân trở lại vai trò và trách nhiệm với gia đignh và cộng đồng. Càng tham gia sinh hoạt sớm thì phục hồi càng nhanh.
- Làm cho người khuyết tật tâm thần quan tâm đến cuộc sống và giữ chủ động trong cuộc sống là rất quan trọng. Hãy khuyến khích người khuyết tật tìm việc làm để có thu nhập.
- Huấn luyện họ làm các công việc nội trợ như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa...

4. Vai trò y tế cộng đồng và nhân viên PHCN đối với người có hành vi xa lạ.

Người có hành vi xa lạ hay người bị bệnh tâm thần là người có biểu hiện khác lạ về lời nói, hành vi, nhân cách so với những người bình thuờng. Người có bệnh tâm thần thường không nhận thức được khuyết tật và sự bất thường của mình. Với những người này, khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và làm việc đều giảm sút. Tình trạng bất thường về tâm thần có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau hàng tháng. Người bị bệnh tâm thần đôi khi cũng có những lúc có những biểu hiện bình thường như trước khi mắc bệnh.
Vai trò y tế cộng đồng và nhân viên PHCN đối với người có hành vi xa lạ bao gồm:

4.1. Phát hiện:

Có thể bệnh nhân không đến nhân viên PHCN để nhờ giúp đỡ, do vậy nhân viên PHCN phải cố gắng đặc biệt để tìm đến họ,

4.2. Đánh giá:

Đánh giá chi tiết bệnh nhân, sự giúp đỡ của gia đình đối với bệnh nhân, mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, sự tiến bộ của quá trình phục hồi.
Những điểm cần nhớ khi đánh giá và phục hồi:
- Tạo cho người bệnh có cảm giác là nhân viên y tế tôn trọng họ.
- Bình tĩnh, kiên nhẫn không vội àng hấp tấp.
- Để người bệnh nói và kể ra những điều phiền toái.
- Đừng tranh luận.
- Đừng để đám đông tụ tập xung quanh bệnh nhân.
- Thay vì hỏi sức khỏe, hãy gợiý để khai thác những triệu chứng thực thể như kém ăn, mất ngủ...
- Đừng hỏi những chi tiết không cần thiết.
- Đừng hỏi quá lâu, có thể gây kích thích bệnh nhân.
- Tìm hiểu bệnh nhân, chuyện gia đình, nghề nghiệp, sự thất vọng, điều gì dẫn tới bệnh tâm thần.
- Đừng để bệnh nhân và gia đình mất niềm tin, đừng gây lúng túng.
- Nếu khó khăn gửi đi khám chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
- Phải điều trị thuốc lâu dài.
- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc như: khô miệng, táo bón, nặng hơn như co cứng các chi, co giật, mất thăng bằng, tiếng nói không bình thường, lờ đờ; cần hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa để đỏi liều và cấp cứu.
Tóm lại: PHCN cho người bệnh tâm thần thực chất là thay đổi quan niệm, cách cư xử của cộng đồng xã hội đối với họ. Phải đảm bảo cho bệnh nhân uống thuốc đầy đủ đúng liều, đúng thời gian. Khi người bệnh đã khá lên động viên họ thực hiện được vai trò của mình trong gia dình và xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét