Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Phục hồi chức năng người động kinh

1. Định nghĩa:

Động kinh là sự rối loạn chức năng thần kinh trung ương theo từng cơn do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các neuron.
Định nghĩa này được cụ thể hóa bằng các đặc tính: cơn xuất hiện đột ngột và tự thoái lui, trong cơn có rối loạn chức năng thần kinh trung ương của não, thời gian cơn kéo dài ngắn từ vài giây đến vài phút, cơn có tính chất định hình (cơn sau giống cơn trước), mất ý thức là biểu hiện thường thấy của cơn động kinh.
Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Quốc tế chống động kinh xác định: “ Động kinh là tình trạng xác định bởi cơn động kinh không do sốt cao, tái phát từ hai cơn trở lên, cách nhau trên 24 giờ và không bị kích thích lên cơn bởi các nguyên nhân được xác định tức thì, các rối loạn chuyển hóa cấp tính hoặc sự ngừng thuốc hay rượu đột ngột”; và đã được xác định là một trong những khuyết tật cần được chăm sóc và PHCN.

2. Mục tiêu của chăm sóc và PHCN người động kinh:

- Phát hiện được người động kinh ở cộng đồng, phân biệt với các dạng giống động kinh nhưng không phải động kinh.
- Hướng dẫn cho nhân viên chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và thân nhân gia đình biết cách xử lý khi một người lên cơn động kinh.
- Hướng dẫn cho bệnh nhân biết cách tự phục hồi và tự đề phòng tàn tật, tham gia với cộng đồng mọi công việc cr gia đình và xã hội.

3. Chăm sóc người bệnh động kinh.

+ Khi sắp lên cơn động kinh:
- Bình tĩnh và nói với mọi người xung quanh đừng lo sợ.
- Đặt người bệnh vào nơi an toàn, xa bếp lửa, xa đường giao thông và xa các mối nguy hiểm khác.
- Cởi bớt quần áo và đặt dưới đầu.
- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng tránh sặc đờm dãi.
- Ở bên cạnh người bệnh cho đến khi họ tỉnh táo.
+ Không được làm những điều sau đây khi có người lên cơn động kinh:
- Không bỏ bất cứ vật gì vào mồm, kể cả thuốc.
- Không cho ăn uống gì.
- Không cho uống thuốc gì.
- Không ngăn cản động tác co giật cr bệnh nhân.
- Không để lên da bất cứ vật gì.
+ Khi lên cơn nếu bệnh nhân có xây xát thì phải băng bó chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân.
+ Thuốc cho người động kinh:
- Uống thuốc đủ liều, đủ thời gian, đúng ngày giờ.
- Không dừng thuốc đột ngột.

4. PHCN cho người động kinh.

- Huấn luyện cho họ các hoạt động chức năng sinh hoạt hàng ngày: khả năng tự chăm sóc mình, ăn uống, tắm giặt, mặc quần áo, dạo chơi an toàn.
- Huấn luyện cho họ cách tự bảo vệ mình an toàn:
+ Bố trí gọn gàng nơi ở, nơi học tập, nơi làm việc để đề phòng bị thương khi lên cơn động kinh.
+ Không làm việc gần sông hồ, bếp lửa, đường giao thông, trên cao.
+ Huấn luyện cách qua đường.
- Hoà nhập xã hội:
+ Người động kinh có thể hoà nhập xã hội và làm một thành viên của cộng đồng. Trẻ em có thể đến trường học, vui chơi giải trí, tham gia mọi hoạt động với các bạn cùng lứa tuổi. Người lớn làm mọi công việc trong gia đình, xã hội, làm việc tăng thu nhập.

1 nhận xét: